Quy định mức phạt lỗi đi ngược chiều đường bộ theo luật hiện hành
Các bạn trẻ nên đọc để nắm rõ quy định về mức phạt của lỗi đi ngược chiều khi tham gia giao thông theo luật mới là bao nhiêu tiền để tránh mắc phải hoặc nếu có lỡ bị “tuýt còi” thì cũng biết đường trả lời chất vấn với công an, tránh bị phạt cao hơn quy định trong văn bản mà oan ức rồi về lại có cái nhìn không thiện cảm với những “chiến sĩ áo vàng” nhé!
Dẫu biết lỗi đi ngược chiều là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thậm chí còn có tăng nguy cơ gây tai nạn, ùn tắc giao thông,…Thế nhưng, trong cuộc sống, có lẽ chúng ta cũng từng đôi ba lần làm liều đi ngược chiều chỉ vì chữ “tiện” để nhanh đến được nơi mình muốn hơn đúng không nào?
Bình thường đi ngược chiều trong những đoạn đường quen biết, ít gặp chốt thì có thể bạn sẽ “trót lọt”. Nhưng dường như theo thói quen thì kiểu gì “đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma”, bất chợt bị cơ động hỏi thì nên xử lý thế nào đây? Mẹo nhỏ là trước tiên hãy nhận lỗi về mình sau đó xin họ tha thứ, bảo chắc chắn em sẽ rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, típ này chỉ có con gái áp dụng mới dễ dàng công thôi nha. Còn nếu không các anh phải biết luật nè. Nhưng yên tâm là thực tế họ sẽ không thu tiền phạt cao như luật đề ra đâu nên nói khéo nhé.
I. Lỗi đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền?
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu như thế nào thì bị quy vào lỗi đi ngược chiều? Nó được xác định nếu rơi vào ột trong những tình huống sau đây:
- Đi ngược chiều trên đường có biển báo “cấm đi ngược chiều”
- Đi ngược chiều của đường một chiều.
Từ ngày 01/01/2020, luật giao thông đường bộ từ nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực thi hành, trong đó lỗi đi ngược chiều mức phạt bị tăng cực mạnh, gấp đôi, tập chí có trường hợp gấp 3 lần so với luật năm 2016.
Đối với những xe lưu thông trên tuyến đường chứa biển “cẩm” hoặc đi ngược chiều trên đường một chiều trừ xe cấp cứu hoặc những xe làm nhiệm vụ đặc biệt sẽ bị xử lý như sau:
- Đối với ô tô: bị phạt từ 3 – 5 triệu đồng ( trước đó bị phạt từ 800 – 1,2 triệu)
- Đối với xe máy: Bị phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng ( trước đó chỉ từ 300 – 400.000 nghìn đồng)
- Đối với xe đạp: bị phạt từ 200.00 – 300. 000 đồng ( trước đó bị phạt từ 100 – 200.000 nghìn đồng)
– Như vậy, các mức phạt lỗi ngược chiều đối với các phương tiện đi lại đều tăng mạnh, mạnh nhất là ô tô từ 1,2 triệu lên 5 triệu và xe máy từ 400 lên 2 triệu. Không những thế, những người lái xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép trong vòng từ 1 – 3 tháng.
– Đối với những hành vi đi ngược chiều trên đường có biển cấm hay trên đường chỉ có một chiều mà gây tai nạn thì hình phạt còn cao hơn nhiều. Đối với xe máy sẽ bị phạt từ 4 – 5 triệu đồng còn với ô tô sẽ bị từ 10 – 20 triệu đồng.
– Ngoài ra, nếu người lưu thông trên đường cao tốc mà đi ngược chiều thì hình phạt còn cao gấp 3, 4 lần. Đối với ô tô sẽ bị phạt từ 16 – 18 triệu đồng đồng thời tước bằng lái xe.
Một điểm lưu ý nữa là nhiều người chủ quan nghĩ xe đạp thì đi kiểu gì cung không lo bị công an bắt nhưng theo luật quy định thì bất kể là xe gì cũng bị phạt. Bởi xe gì đi ngược chiều cũng gây nguy hiểm cho những người đi từ chiều kia đến, sẽ không xử lý kịp thời nếu lỡ chạy với tốc độ nhanh.
II. Gây tai nạn cho người đi ngược chiều, ai phải bồi thường?
Mức xử phạt lỗi đi ngược chiều tăng mạnh như vậy chứng tỏ các nhà làm luật đánh giá cao tình trạng này gây nguy hiểm nặng đối với người đi đường. Họ xử lý không kịp dễ gây ra tai nạn. Vậy khi xảy ra sự cố, ai sẽ là người bồi thường và chịu trách nhiệm chính?
Nhiều người nghĩ vì người kia chạy ngược chiều nên phải tự chịu nhưng thực tế theo luật đâm vào xe khác gây tai nạn thì người đâm luôn là người sai và bị xử phạt hành chính đồng thời bồi thường thiệt hại theo quy định bao gồm thiệt hại về phương tiện, sức khỏe vật chất và sức khỏe tinh thần cho người bị hại. Cả hai có thể tự thỏa thuận để đi đến cái kết nếu không tòa án sẽ xử lý theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
Nhiều người không chỉ hiểu nhầm trường hợp này, mà còn hiểu nhầm về quy định về các loại đèn giao thông. Có thể ai cũng biết không được vượt đèn đỏ nhưng mấy ai nắm được luật chính xác đèn vàng có được vượt không?
III. Ai là người có quyền thu phạt lỗi đi ngược chiều?
Tất nhiên là cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan sẽ được phép thu tiền phạt. Cụ thể là Công an giao thông, phụ trách các chốt hoặc không chốt vẫn có thể bắt lỗi và xử phạt. Những người này đều phải có biển hiệu và Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
Ngoài ra, Luật cũng quy định trong trường hợp cần huy động lực lượng thì những người có quyền xử lý lỗi đi ngược nhiều là: cảnh sát trật tự. Tuy nhiên, trường hợp này phải có văn bản kèm theo, số lượng huy động, thời gian huy động và địa bàn. Còn nếu không thì họ không có quyền mà chỉ được phép xử lý hành chính trong lĩnh vực mình quản lý.
Trên đây là quy định về mức phạt với lỗi đi ngược chiều đối với các phương tiện lưu thông trên đường bộ, kể cả xe đạp và luật quy định về cơ quan thẩm quyền được phép xử lý. Anh chị em cần nắm rõ để ngăn chặn những trường hợp lạm quyền, hách dịch với bà con nhé. Hãy theo dõi trang advancedippipeline để liên tục cập nhật những tin tức mới mẻ nhé.!